Lee Mirae,ÁplựctrongkỳthiđạihọcởHànQuốbaccarat 23 tuổi, uống viên thuốc đầu tiên trong ngày trước bữa sáng. Giống như hàng triệu người Hàn Quốc, cô gái này đang phải điều trị chứng trầm cảm.
"Tôi không được nhận vào trường đại học mong muốn. Tôi lo lắng đến mức sợ phải rời khỏi phòng, sợ bị so sánh với những người khác trong suốt quãng đời còn lại", Mirae chia sẻ.
Theo một báo cáo về bảo hiểm y tế hồi tháng 10, số bệnh nhân điều trị trầm cảm ở Hàn Quốc đã tăng 32% kể từ năm 2018. Gia tăng chủ yếu nằm ở nhóm tuổi 20-30.
"Tác động của Covid làm trầm trọng hơn những vấn đề tồn tại từ lâu ở Hàn Quốc, như áp lực học tập, khó khăn kinh tế và thất nghiệp trầm trọng thêm", Bộ trưởng Y tế Kwon Deok-cheol nhìn nhận.
Kỳ thi đại học (Suneung) là một sự kiện quan trọng ở xứ sở kim chi. Cả nước điều chỉnh hoạt động để ưu tiên các sĩ tử: giao thông quanh các điểm thi được yêu cầu hạn chế gây tiếng ồn, các doanh nghiệp địa phương và thị trường chứng khoán mở cửa muộn hơn bình thường, nhiều chuyến bay bị hoãn và cảnh sát có nhiệm vụ hỗ trợ những thí sinh đến muộn.
Kéo dài 8 giờ đồng hồ, Suneung kiểm tra kiến thức tiếng Hàn, Toán, tiếng Anh, lịch sử Hàn Quốc, ngoại ngữ thứ hai hoặc chữ Hán,... Độ khó của kỳ thi này đến từ những "câu hỏi sát thủ", thường chỉ xuất hiện trong môn Toán và tiếng Hàn. Chúng chiếm nhiều điểm nhất và đòi hỏi kiến thức nền tảng cao.
Các "câu hỏi sát thủ" thường có tỷ lệ trả lời đúng thấp (5 - 10%), nhằm tìm ra những sinh viên top đầu khi xét tuyển đại học. Suneung vì thế gây áp lực rất lớn cho các học sinh cấp 3, bởi việc theo học tại một trường danh tiếng được coi là cách duy nhất để có được công việc tại một tập đoàn hàng đầu.
Để làm được các "câu hỏi sát thủ", vốn không sử dụng kiến thức trong sách giáo khoa, học sinh thường đến các trường dạy thêm (còn gọi là hagwon) sau giờ học. Tính riêng ở Seoul, có tới 24.000 trung tâm như vậy, gấp ba lần số cửa hàng tiện lợi.
Theo dữ liệu chính phủ, tổng chi tiêu cho giáo dục tiểu học đến trung học đạt kỷ lục 26 nghìn tỷ won (19,6 tỷ USD) vào năm 2022, tăng 11% so với năm 2021. Tiền dành cho học hành chiếm hơn 20% chi tiêu trung bình của một gia đình.
Nhằm giảm bớt áp lực thi cử, cũng như sự lệ thuộc vào các lò luyện tư nhân, Tổng thống Yoon Suk Yeol hồi tháng 6 đã yêu cầu Bộ Giáo dục loại bỏ các "câu hỏi sát thủ" khỏi bài thi đại học. Hôm 10/10, Bộ Giáo dục cũng công bố kế hoạch điều chỉnh nội dung thi theo hướng giảm số môn và thay bằng các môn tự chọn, có hiệu lực sau 4 năm tới.
Tuy nhiên, Kim Yerim, học sinh lớp 12 tại Seoul, lo ngại các thay đổi này sẽ khiến kỳ thi Suneung trở nên quá dễ, những học sinh giỏi không còn nổi bật trong mắt các trường đại học và nhà tuyển dụng.
Mỗi khi kỳ thi đại học diễn ra, khoảng 20% thí sinh thi lại để giành được một suất vào các trường đại học mơ ước. Các tập đoàn thống trị kinh tế Hàn Quốc hầu như chỉ tuyển dụng sinh viên từ ba đại học hàng đầu (Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Hàn Quốc, Đại học Yonsei).
"Một số sinh viên cảm thấy việc tốt nghiệp từ các trường đại học khác không có ý nghĩa. Đây đã là quan niệm của cả xã hội", Ty Choi, giáo sư tại Đại học Ngoại ngữ Hankuk, cho biết.
Các khoản chi khổng lồ cho giáo dục của phụ huynh, với hy vọng tương lai tươi sáng cho con, đã không được thị trường lao động đền đáp xứng đáng. Một khảo sát vào tháng 6 ghi nhận 357.000 người độ tuổi 20-29 thất nghiệp và không tích cực tìm kiếm việc làm, tăng 11% so với năm ngoái. Lý do là công việc hiện có không tương xứng với công sức, bằng cấp mà họ đã bỏ ra.
Kỳ thi Suneung năm nay diễn ra ngày 16/11. Theo Bộ Giáo dục, có hơn 504.000 học sinh thi, giảm hơn 3.400 so với năm 2022. Trong đó, hơn 326.000 học sinh lớp 12 (chiếm 64,7%), còn lại là những thí sinh thi lại.
Huy Quân(Theo LaCroix International, Time, The Straits Times, Bloomberg)